5 hướng đi cho học sinh sau THCS

Cui tun qua, ti Trưng THCS Nguyn Gia Thiu (Q.Tân Bình), Báo Giáo dc TP.HCM đã t chc khai mc chương trình Tuyn sinh, hưng nghip HS sau THCS ln th 5 năm hc 2019-2020. Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM, S GD-ĐT TP.HCM phi hp t chc, nhm mang đến cho HS khi 9 nhng thông tin v k thi tuyn sinh 10, các hưng đi sau THCS…

Hc sinh lp 9 Trưng THCS Nguyn Gia Thiu (Q.Tân Bình, TP.HCM) đt câu hi ti chương trình

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Tú – Tổng Biên tập Báo Giáo dục TP.HCM, Trưởng Ban tổ chức chương trình – khẳng định, việc thiếu định hướng, thông tin về các ngã rẽ, hướng đi sau THCS đã vô tình tạo nên “áp lực” đối với HS, xã hội trong kỳ thi tuyển sinh 10.

“Không chỉ có thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập mới là con đường duy nhất. Sau THCS, các em còn rất nhiều những hướng đi khác. Hiểu về năng lực, khả năng của mình để chọn lựa hướng đi phù hợp là điều rất quan trọng”, ông Tú nhấn mạnh.

5 hưng đi sau THCS

Đây là thông tin được bà Nguyễn Đặng An Long – Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT TP.HCM – chia sẻ tại buổi lễ.

Theo bà Long, bên cạnh hướng đi truyền thống là thi vào lớp 10 THPT công lập, sau tốt nghiệp THCS, HS còn có thêm 4 lựa chọn: Học lớp 10 THPT ngoài công lập (bao gồm tư thục, quốc tế); Học GDNN-GDTX, GDTX; trung cấp chuyên nghiệp hoặc du học, tham gia lao động sản xuất.

“Mỗi hướng đi đòi hỏi những tố chất, năng lực, điều kiện, thậm chí là mục tiêu khác nhau của mỗi người. Do vậy, hướng đi nào cũng tốt. Điều quan trọng là các em HS phải hiểu được năng lực, mục tiêu của bản thân để chọn hướng đi phù hợp”, bà Long khẳng định.

Làm rõ hơn, ông Phạm Ngọc Thanh – nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP – nhận định, hầu hết HS khối 9, đến hẹn là thi tuyển sinh lớp 10 công lập, thi vào trường chuyên, lớp chọn. Trong khi đó, con đường đi sau THCS có rất nhiều ngã rẽ, thậm chí có những con đường không cần tham gia kỳ tuyển sinh như học trường ngoài công lập, học trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX, trung cấp, CĐ.

“Mục tiêu cuối cùng trong việc học của mỗi người đều là trở thành người biết đúng, biết sai, có lòng yêu thương và tạo ra những giá trị riêng cho xã hội. Để hướng tới mục tiêu này, người học không chỉ rèn luyện kiến thức ở ghế nhà trường mà còn phải có kỹ năng, bản lĩnh, cách nhìn nhận trong xã hội. Vì thế, ngay từ bây giờ, các em đừng đặt nặng quá cho một kỳ thi. Phải quan tâm rèn luyện, hòa mình trong các hoạt động đội, hoạt động tập thể, thể dục thể thao… Đó là cách để các em trang bị kiến thức, kỹ năng nhằm đạt tới những mục tiêu của bản thân”, ông Thanh phân tích.

Ngay cả khi chọn lựa thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập, trường chuyên, lớp chọn, lời khuyên được ông Thanh đưa ra là người học phải có sự nhìn nhận rõ ràng, sâu sắc, đặt trong lĩnh vực nghề nghiệp mà mình muốn theo đuổi để có lựa chọn phù hợp.

“Mỗi trường THPT đều có những thế mạnh, giá trị riêng nào đó. Lựa chọn tuyển sinh vào đâu, ngoài năng lực bản thân, điều kiện gia đình thì cũng cần phải xét đến việc phù hợp với nghề nghiệp sau này”, ông Thanh tư vấn.

ThS. Nguyễn Quỳnh Lâm – Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường Trung cấp Việt Giao – thì cho rằng, không phải cứ người thông minh là học trường chuyên, lớp chọn, theo THPT công lập và cứ người học dở là học trường trung cấp. Đó là quan điểm sai lầm. Thành công của mỗi người phụ thuộc vào chính sự lựa chọn của bản thân người đó chứ không hẳn phụ thuộc vào việc em học bậc học nào. Chọn lựa bậc học nào phải phụ thuộc vào nghề nghiệp của các em. Nếu ước mơ làm bác sĩ, giáo viên thì các em phải học ĐH, còn nếu chỉ làm các khối ngành dịch vụ, các em nên chọn bậc trung cấp.

Cô Nguyễn Quỳnh Lâm (thứ 3 từ phải sang) là một trong những diễn giả của chương trình hướng nghiệp

H trưng ch là mt phn…

Giải đáp những băn khoăn của HS trong việc chọn lựa nghề nghiệp sớm, ông Thanh cho hay, mỗi người đều có một tố chất, năng khiếu khác nhau để phù hợp với một số ngành nghề nhất định. Việc tìm ra một ngành nghề thích hợp không chỉ đơn giản thông qua một số môn học nổi trội mà còn cần đến những trải nghiệm từ cuộc sống xung quanh, từ gia đình, bạn bè, thầy cô.

Cùng vi chương trình Tư vn, tuyn sinh bc THPT; chương trình Tuyn sinh, hưng nghip sau THCS do Báo Giáo dc TP.HCM t chc đã cung cp nhng thông tin kp thi, đa chiu cho HS, ph huynh cui cp THCS, t đó đưa ra nhng la chn phù hp. Chương trình đã góp phn hiu qu vic thc hin Đ án “Giáo dc hưng nghip, đnh hưng phân lung HS trong giáo dc ph thông giai đon 2018-2025” ca Th tưng Chính ph, là kênh đ nâng cao cht lưng ngun nhân lc ca TP.

“Thích làm bác sĩ, các em có thể quan sát trong bệnh viện, tiếp cận để có những hình dung ban đầu về nghề. Còn chưa biết mình thích gì thì cứ học, trong thời gian học tiếp tục khám phá bản thân, tìm ra sở thích ngành nghề qua các hoạt động của trường, qua những người xung quanh, qua sách vở… Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong thời đại hiện nay đó là kỹ năng tự học. Học ở trường chỉ là một phần, hãy đọc sách, học ở bạn bè, thầy cô để trang bị thêm kiến thức và định hướng bản thân mình”, ông Thanh chia sẻ.

Nhiều học sinh quan tâm tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường Việt Giao

“Gỡ rối” thắc mắc của HS rằng “Giữa rất nhiều sở thích thì biết chọn nghề nào”, ông Lâm cho hay, cần phải dựa vào tố chất của bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu nhân lực của xã hội để “liệu cơm gắp mắm” trong quyết định lựa chọn. Mọi thông tin về ngành nghề, về nhu cầu ngành nghề xã hội đều rất rõ ràng trong sách vở, mạng internet. Các em nên chủ động tìm hiểu ngay từ bây giờ để chọn cho mình một ngã rẽ phù hợp, từ đó có phương pháp học tập hợp lý…

Bài, ảnh: Nam Đnh

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *