Ngày Đầu Bếp Thế Giới 20/10 – Ngày Tôn Vinh Những Nỗ Lực, Cống Hiến Của Người Làm Đầu Bếp

Hoc Nghe Nau An 12

International Chef‘s day (Ngày đầu bếp thế giới) được tổ chức vào 20/10 hàng năm là một dịp đặc biệt để tôn vinh người đầu bếp và những nỗ lực, cống hiến của họ cho sự phát triển của nghề bếp nói riêng và nền ẩm thực nói chung.

Bất cứ nghề nghiệp chân chính nào trong xã hội cũng đều đáng quý và đáng trân trọng, nghề đầu bếp cũng vậy. Lặng lẽ và âm thầm, chịu nhiều vất vả và chấp nhận hy sinh – đó là góc khuất nghề nghiệp của những người đã góp công sức không nhỏ cho nền ẩm thực mỗi đất nước và cả thế giới. 20/10 sắp đến cũng là dịp để chúng   ta bày tỏ lòng biết ơn, sự kính mến của mình dành cho những người đầu bếp đã lao động và cống hiến trong thời gian qua.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày đầu bếp thế giới 20/10

Ngày đầu bếp thế giới chính thức được thành lập bởi Bill Galagher – Người đứng đầu Hiệp hội đầu bếp thế giới (WACS) khi ông đắc cử vị trí chủ tịch vào năm 2004. Từ đó đến nay, cứ vào 20/10 hàng năm, các tổ chức, hiệp hội đầu bếp, những công ty thực phẩm, thậm chí là những người yêu mến ẩm thực trên thế giới đều có những hoạt động sôi nổi để chào đón ngày của người đầu bếp.

Hoc Nghe Nau An 11

Ngày đầu bếp thế giới được thành lập trước hết nhằm tôn vinh, ghi nhận sự cống hiến của những người trong nghề; đồng thời tạo ra nhận thức sâu rộng, đúng đắn về vai trò quan trọng của người đầu bếp trong xã hội. Không chỉ vậy, thông qua các hoạt động chào mừng, người tổ chức còn hướng đến việc giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về nhu cầu thưởng thức ẩm thực cũng như cách xây dựng thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh mỗi ngày.

Vào dịp đặc biệt này, các hiệp hội đầu bếp trên thế giới thường tổ chức nhiều hoạt động ăn mừng như những buổi tiệc nhỏ, hội thi chọn ra người đầu bếp giỏi, các chương trình hội thảo, tọa đàm về nghề bếp hoặc các hoạt động thiện nguyện, vui chơi, giải trí…

Những bật mí thú vị đằng sau tên gọi Chef

Hiện nay, Chef là cách gọi chung để chỉ những người đầu bếp chuyên nghiệp. Thực chất, cách gọi này được lấy từ thuật ngữ Chef de cuisine trong tiếng Pháp (chỉ những người lãnh đạo hay đứng đầu căn bếp, đồng nghĩa với “chief” của tiếng Anh).

Mặc dù cùng là Chef, song mỗi đầu bếp trong gian bếp sẽ đảm nhận một vị trí và vai trò khác nhau. Tương ứng với mỗi vị trí đó lại có một cách gọi tên khác để phân biệt. Thông thường, trong mỗi nhà hàng hay khách sạn, ngoài Bếp trưởng là Chef de cuisine còn có ba vị trí khác cũng được gọi là Chef, gồm: Sous chef, Chef de partie và Commis Chef (range Chef). Cách gọi tên này được đặt ra dựa vào một tài liệu của Auguste Escoffier – vị Bếp trưởng nổi tiếng trên đất Pháp.

Sous chef: được xem là “cánh tay phải đắc lực” của Bếp trưởng, chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho nhân viên nhà bếp, giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến chất lượng và bảo quản thực phẩm, đào tạo nhân viên mới và làm thay các công việc của người đứng đầu khi Bếp trưởng vắng mặt… Ở Việt Nam, vị trí này còn gọi là Bếp phó.

Lop Hoc Nau An 1

Chef de partie: có thể tạm hiểu đây là người chịu trách nhiệm chế biến món ăn ở một giai đoạn hay một khu vực bếp nhất định, gọi là trưởng nhóm. Ở phương Tây, mỗi đầu bếp trong cùng một gian bếp sẽ đảm nhận những nhóm hoặc một món ăn khác nhau, người đứng đầu khu vực đó chính là chef de partie. Chẳng hạn, trong hầu hết các nhà hàng hay khách sạn đều có đầu bếp chuyên món xốt, chuyên các món về cá, đầu bếp chỉ chế biến món salad hoặc chuyên món ngọt và tráng miệng… Mỗi khu vực bếp như thế có thể chỉ có một chef (cũng đồng thời là Chef de partie) hoặc có một Chef de partie và nhiều người hỗ trợ.

Comics chef (range chef): là người hỗ trợ các công việc cần thiết cho các chef de partie, thường là những đầu bếp tập sự hoặc những người vừa hoàn thành xong chương trình học nấu ăn chuyên nghiệp.

Nghề bếp tuy vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui, nghề bếp dẫu thầm lặng nhưng vẫn thật vinh quang. Lại một mùa 20/10 nữa sắp đến, xin chúc cho tất cả đầu bếp Việt Nam và trên toàn thế giới một ngày thật vui và hạnh phúc, chúc cho những bạn trẻ đang trên con đường chinh phục nghề bếp sẽ luôn vững tin với đam mê của mình.

Xem thêm >> Tại đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.